CÁCH THỨC LOẠI BỎ LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

Để giảm được chi phí thì trước hết các đơn vị phải nhận biết được tại đơn vị mình có những loại chi phí nào. Chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá trị cho mình. Các chi phí tại các đơn vị có thể chia thành hai loại là chi phí chất lượng và chi phí không chất lượng. Chi phí chất lượng là các chi phí góp phần tạo ra giá trị cho đơn vị (bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhân công cho sản xuất, chi phí cho sự phòng ngừa sai sót, chi phí kiểm tra quá trình…), còn chi phí không chất lượng là các chi phí không tạo ra giá trị cho tổ chức (bao gồm các chi phí như chi phí làm lại, phế liệu, chi phí do dừng máy, tai nạn, chi phí giải quyết khiếu nại, xử lý sản phẩm không phù hợp, sản phẩm bị khách hàng trả về…).

Các chi phí không chất lượng khiến cho doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận, đẩy giá thành sản phẩm lên cao và gây thất thoát cho doanh nghiệp. Những chi phí không chất lượng còn được gọi là các lãng phí trong sản xuất. Theo các chuyên gia năng suất các lãng phí trong sản xuất thường có 7 loại sau:

1.Lãng phí thời gian do chờ đợi hay trì hoãn
2.Lãng phí về vận chuyển hay di chuyển
3.Lãng phí trong quá trình hoạt động
4.Lãng phí do tồn kho thành phẩm hoặc bán thành phẩm
5.Lãng phí do các động tác thừa
6.Lãng phí do sản xuất lỗi
7.Lãng phí do sản xuất thừa

 /></a></p>
<p>Vậy làm thế nào để nhận diện và loại bỏ được các loại lãng phí này?<br />
Để thực hiện điều này thì mỗi Công ty, đơn vị cần có định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp; cần xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu khách hàng mà không gây lãng phí cho mình; sắp xếp nơi làm việc hợp lý đảm bảo nguyên tắc: Cái gì cần cho sản xuất thì mới được để nơi sản xuất, đồ đạc – trang thiết bị – dụng cụ – nguyên vật liệu sắp xếp sao cho an toàn, đảm bảo tính sẵn có, thuận tiện cho sản xuất; cần có biện pháp quản lý quá trình phù hợp với đặc điểm của mình để đạt hiệu quả cao trong quản lý…</p>
<p>Giải pháp đưa ra là nên lựa chọn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (như ISO 9000, HACCP, công cụ 5S, Kaizen, cân bằng chuyền..) phù hợp với quy mô, tình hình của đơn vị. Trong đó, nên áp dụng công cụ quản lý trực quan 5S vì công cụ này giúp cho các đơn vị quản lý khu vực sản xuất, làm việc của mình luôn sạch sẽ, đồ dùng, dụng cụ và các vật liên quan đến sản xuất được sắp xếp hợp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất giúp giảm lãng phí cho doanh nghiệp.</p>
<p>Xem thêm: <span style=Ống nhựa xoắn hdpe