Trong những năm gần đây, hiện tượng sạt lún đất ở Việt Nam càng ngày càng phổ biến với quy môp ngày càng gia tăng. Hiện tượng này tái diễn thường xuyên nhất là vào mùa mưa bão, hiện tượng này trải dài từ miền núi cực Bắc, qua dãy Trường Sơn và duyên hải miền Trung, cho đến tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng này không chỉ tác động vào các vùng ven biển, hay khu vực đồi núi mà nhiều khu dân cư, các tuyến đường cao tốc, khu đô thị cũng đang sụt lún nghiêm trọng.
1. Nguyên nhân thực trạng sụt lún đất
Hiện tượng sạt lở, nứt lún đất có thể do hiện tượng xói mòn, do độ nghiêng của các tầng địa chất, do tác động của nước, mà tác động của con người khiến sự mất cân bằng này xảy ra nhanh chóng. Nền đất yếu, nhiều quãng đứt gãy trong chấn động địa chất, vì vậy nếu dự án phải được thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện địa hình và địa chất.
Phòng chống sạt lở là một nhiệm vụ thường xuyên của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các giải pháp công nghệ và các vật liệu chống sạt lở đã được nghiên cứu phát triển. Bên cạnh những giải pháp truyền thống đã được ứng dụng rộng rãi, nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đã và đang triển khai cho hiệu quả tốt, giảm giá thành xây dựng, đơn giản trong thi công, thân thiện với môi trường.